Để dạy học thì trước hết là phải biết cách học

Thursday, July 18, 2019

Ngân hàng câu hỏi Cơ sở văn hóa Việt Nam


Câu 1: Nhà của người Việt đựơc xây dựng trên những miền núi có địa khác nhau thì có sự khác nhau. Sự khác nhau đó có mục đích gì:
A. (*) Thích nghi với môi trường tự nhiên
B. Giữ gìn những công trình văn hoá truyền thống
C. Chiến thắng môi trường tự nhiên
D. Đối phó với lũ lụt

Câu 2: Ngôi nhà nào của người Chàm được xây dựng trước tiên trong khuôn viên?
A. (*) Nhà tục
B. Nhà lới
C. Nhà cặp đôi
D. Nhà bếp

Câu 3: Kích thước ngôi nhà việt truyền thông thể hiện ở:
A. Thước thợ
B. (*) Thước tầm
C. Thước dây
D. Thước lỗ ban

Câu 4: Ai là người sáng lập ra Đạo Gia?
A. Khổng Tử
B. Tăng Tử
C. Trang Tử
D. (*) Lão Tử

Câu 5: Từ nào được điền vào chổ trống:
………. là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. Khái niệm này thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên chở:
A. Văn vật
B. (*) Văn hiến
C. Văn hoá
D. Văn minh

Câu 6: Căn cứ theo nguồn gốc, các nền văn hoá phương tây thuộc loại hình văn hoá nào:
A. (*) Văn hoá du mục
B. Văn hoá nông nghiệp
C. Văn hoá đồng quê
D. Văn hóa công nghiệp

Câu 7: Phân biệt cửa sinh và cưa tử là một nét đặc trưng ngôi nhà truyền thống cua dân tộc nào?
A. Người Thái
B. Người Chăm
C. Người Tày
D. (*) Người Chăm Ninh Thuận

Câu 8: Một yếu tố văn hoá đặc thù được người việt bảo vệ ở thời Bắc thuộc; thể hiện sự tồn tại dân tộc và thể hiện bản sắc dân tộc:
A. Chữ viết
B. Lễ hội dân tộc
C. (*) Tiếng nói /Tiếng Việt
D. Tín ngưỡng dân gian

Câu 9: Mối quan hệ giữa con người và văn hoá được bộc lộ ở các khía cạnh?
A. Con người - sản phẩm của văn hoá
B. (*) Tất cả
C. Con người - chủ thể của văn hoá
D. Con người - đại biểu mang giá trị văn hoá của chính mình

Câu 10: Từ nào được điền vào chổ trống?
Văn hoá Việt nam là nền văn hoá……….. trong đa dạng
A. Đa tộc
B. Lúa nước
C. Nông nghiệp
D. (*) Thống nhất

Câu 11: Chọn luận điểm đúng.
A. (*) Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi kinh tế
B. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là do các cuộc thiên di thời cổ đại
C. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi văn hoá là sự trao đổi hàng hoá
D. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi văn hoá là sự trao đổi vật phẩm tôn gi áo

Câu 12: Trong đời sống tư tưởng Việt nam từ thế kỷ nào thị có sự du nhập của Thiên chúa giáo, Kitô giáo?
A. Thế kỷ XV
B. Thế kỷ XII
C. Thế kỷ XVIII
D. (*) Thế kỷ XVI

Câu 13: Tác phẩm văn học nào được coi là tiểu thuyết đầu tiên của Việt nam viết bằng chữ quốc ngữ?
A. Tố Tâm
B. (*) Truyện thầy Lazarô phiền
C. Phan yên ngoại sử
D. Sống chết mặc bay

Câu 14: Người Việt xưng hô theo nguyên tắc nào?
A. (*) Xưng khiêm hô tôn
B. Trọng tình cảm
C. Cung kính khiêm nhường
D. Xưng hô Khiêm tốn

Câu 15: Mục đích của chế độ thi cử thời xư ở Việt nam:
A. (*) Tuyển chọn hiền tài
B. Cả ba
C. Tuyển chọn người giỏi văn
D. Truyền bá nho giáo

Câu 16: Nguyên nhân khiến người Việt Nam cực kỳ coi trọng việc giao tiếp?
A. (*) Tính cộng đồng làng xã nông nghiệ
B. Tính tự ti làng xã.
C. Tính thích tìm hiểu.
D. Tính rụt rè.

Câu 17: Lễ hội Chùa Hương, hội Phủ Giầy, hội Giáng Sinh thuộc loại lễ hội:
A. (*) Lễ hội tôn giáo và văn hóa
B. Lễ hội văn hóa
C. Lễ hội nghề nghiệp
D. Lễ hội tôn giáo

Câu 18: Hề chèo là nhân vật như thế nào?
A. Là nhân vật từ bi
B. Là nhân vật trữ tình
C. (*) Là nhân vật hài hước, châm biếm
D. Là nhân vật hóm hỉnh.

Câu 19: Đặc điểm lối chào của văn hóa giao tiếp người Việt Nam?
A. Phụ thuộc vào thời gian.
B. Theo khuôn mẫu chung.
C. (*) Phụ thuộc vào quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
D. Phân biệt kỷ lưỡng các lối chào.

Câu 20: Dạ cổ hoài lang được mệnh danh là "bản nhạc vua" của loại hình sân khấu cổ truyền nào của người Việt?
A. Hát xẩm
B. Chèo
C. Tuồng
D. (*) Cải lương

Câu 21: Một biểu tượng vật thể về chế độ mẫu hệ của người Ê Đê?
A. Nhà sàn
B. Nhà trệt
C. Đại gia đình
D. (*) Nhà dài

Câu 22: Trong câu "tháng 8 giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ", người Việt tôn ai là cha, ai là mẹ?
A. Liễu Hạnh và Ngọc Hoàng
B. Pháp Vân và Ngọc Hoàng
C. (*) Liễu Hạnh và Trần Hưng Đạo
D. Pháp Vân và Thạch Quang

Câu 23: Đàn đá, chiêng, cồng, trống cơm là những nhạc cụ thuộc:
A. Bộ tự thân vang
B. Bộ hơi
C. (*) Bộ gõ
D. Bộ dây

Câu 24: Người Ê Đê cư trú thành?
A. Xóm
B. Làng
C. Bản
D. (*) Buôn

Câu 25: Lễ Tam nguyên là lễ hội của:
A. Đạo mẫu
B. Nho giáo
C. Đạo giáo
D. (*) Phật giáo

Câu 26: Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Chém Tá, Lan Anh đẻ, là những lớp trò thuộc loại hình sân khấu cổ truyền nào của người Việt
A. Cải lương
B. Hát chèo
C. (*) Hát tuồng
D. Rối nước

Câu 27: Thành Hoàng là vị thần như thế nào?
A. Thần giữ của
B. (*) Thần bảo vệ làng
C. Thần bảo vệ di tích
D. Thần nghề nghiệp

Câu 28: Đơn vị quan trọng để cấu thành bộ khung nhà người Việt (Kinh) là:
A. Xà nóc
B. Khung sườn
C. (*) Vì kèo
D. Thượng lương

Câu 29: Sau khi làm nhà xong, người Việt thường có lễ cái sáo. "Sáo" là:
A. (*) Thước tầm
B. Thước thợ
C. Thước vải
D. Thước dây

Câu 30: Nhà mồ Tây Nguyên thường phải tuân theo một hướng nhất định là hướng nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Nam
C. (*) Đông Tây
D. Đông Nam

Câu 31: Dân tộc nào ở nước ta có tục "kéo vợ"?
A. (*) Người Cờ Lao
B. Người Lô Lô
C. Người Hà Nhí
D. Người Sila

Câu 32: Lễ pơ thi ( bỏ mả ), lễ cúng giằng và tục đâm trâu là những lễ hội đặc trưng của vùng văn hoá nào của nước ta?
A. Vùng Bắc Bộ
B. Vùng Tây Bắc
C. (*) Vùng Tây Nguyên
D. Vùng Việt Bắc

Câu 33: Biểu tượng của văn hoá ChămPa thuộc lĩnh vực kiến trúc ?
A. Tượng thần SiVa
B. Lăng mộ
C. (*) Tháp/Kalan
D. Linga

Câu 34: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Cầu, Sông Kỳ Cùng, Hồ Ba Bể gắn nối vùng đất / vùng văn hoá nào của nước ta?
A. (*) Vùng Việt Bắc
B. Vùng Trung Bộ
C. Vùng Tây Bắc
D. Vùng Nam Bộ

Câu 35: Thiên Y A Na ( Pô-I- Nu- Narga) là Thần Mẹ của dân tộc nào trên đất nước ta ?
A. (*) Người Chăm
B. Người Chu Ru
C. Người Gia Rai
D. Người Raglai

Câu 36: Nội dung Tết đoan ngọ của người Việt?
A. Cúng hành khiển thần
B. (*) Diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật.
C. Giỗ khuất nguyên
D. Hái thuốt nam để dành chưc bệnh.

Câu 37: Kinh rạch và cầu tre là biểu tượng của làng Việt ở vung đat nao của nước ta ?
A. Vùng duyên hai trung bộ
B. Vùng bắc bộ
C. Vùng trung bộ
D. (*) Vùng Nam bộ

Câu 38: Tộc người nào ở nước ta cho rằng trong con người có tất cả 80 hồn; và người chết không biến mất và trở về sống ở bản của tổ tiên ?
A. Người GiẻTriêng
B. (*) Người Thái
C. Người KhơMe
D. Người Hrê

Câu 39: Tên một lễ hội nông nghiệp đặc trưng ở vùng việt Bắc ?
A. Lễ hội Nàng hai
B. (*) Lễ hội Lung Tùng
C. Lễ hội Hang Bua
D. Lễ hội cúng trăng

Câu 40: Xuồng ba lá, Ghe tam bàn là những phương tiện đi lại và vận chuyển thuộc vùng đất nào ở nước ta?
A. Vùng Trung bộ
B. Vùng Nam trung bộ
C. Vùng Thăng Long
D. (*) Vùng Nam bộ

Câu 41: Vùng văn hoá nào của nước ta mà sinh hoạt hội chợ đựơc coi như một sinh hoạt văn hoá đặc thù?
A. Vùng Tây Nguyên
B. (*) Vùng Việt Bắc
C. Vùng Tây Bắc
D. Vùng Tây Ninh

Câu 42: Hát Chầu văn, Hát bóng liên quan đến liên quan đến hình thái tính ngưỡng nào của người việt?
A. Thờ thiên Thần
B. (*) Thờ Mẫu
C. Thờ thuỷ thần
D. Thờ Phồn Thực

Câu 43: Váy, xửa cơm ( áo ), khăn piêu là trang phục của phụ nữ dân tộc nào ở nước ta?
A. Người La Chí
B. Người Lô Lô
C. Người La Ha
D. (*) Người Thái

Câu 44: "Nương - Phai - Lái - Lịn" là những biểu tượng của văn hoá nông nghiệp của dân tộc nào ở vùng văn hoá Tây bắc ?
A. Người Tày
B. (*) Người Thái
C. Người Lự
D. Người Nùng

Câu 45: Tháp pônagar ở Nha Trang thờ ai?
A. Thần Si Va
B. Thánh mẫu người Việt
C. (*) Thánh mẫu người Chăm
D. Thần tài lộc ( Kubêra )

Câu 46: Vùng văn hoá nào của nước ta mà trong suốt quá trình lịch sử trở thành " phên dậu" của Đại việt chống lại mưu đồ thôn tính và đồng hoá phong kiến Phương bắc?
A. Vùng Tây Bắc
B. (*) Vùng Việt Bắc
C. Vùng Thăng long
D. Vùng Trường sơn Tây nguyên

Câu 47: Một biểu tượng của nghi lễ trong cá dịp hỏi, cưới, đám tang, cúng giỗ, của . Người việt là?
A. Trầu và bánh bèo
B. (*) Trầu và Cau
C. Cau và thuốc lào
D. Trầu và nước

Câu 48: Dân tộc nào của nước ta cho rằng Trống là Mặt trời-tính nam, Cồng chiêng là Mặt trời- tính nữ ?
A. Người Khơmú
B. Người Mnông
C. Người lô
D. (*) Người Êđê

Câu 49: Các biểu tượng tiêu biểu và tương đối phổ biến của làng Việt là gì ?
A. Đình, đền , chùa, miếu
B. Đình Làng, luỹ tre, cổng làng
C. Đình, điếm canh , chùa
D. (*) Đình làng, bến nước , cây đa

Câu 50: Nội dung ý nghĩa lễ trừ tịch trong đêm giao thừa của người Việt?
A. (*) Cúng chúng sinh, hành khiển thần
B. Cúng Thổ thần
C. Cúng hành khiển thần
D. Cúng chúng sinh



CHƯƠNG 1
1/ “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. (*) Trần Ngọc Thêm.
D. Phan Ngọc

2/ “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. (*) Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. UNESCO
D. Phan Ngọc

3/ “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.”  là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Trần Ngọc Thêm
B. Hồ Chí Minh
C. Tylor
D. (*) Phan Ngọc.

4/ Nội dung đinh nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì?
A. Văn hóa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và con người

D. (*) Văn hóa và cá nhân.

5/ “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào?
A. Châu Á, Châu Âu. châu Úc.
B. Châu Á, châu Phi, châu Âu.
C. (*) Châu Á, Châu Phi, châu Úc.
D. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ.

6/ Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau?
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. (*) Chức năng giáo dục.

7/ Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. (*) Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội.

8/ Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với con người?
A. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. (*) Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

9/ Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa ?
A. Tính lịch sử
B. (*) Tính giá trị

C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

10/ Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?
A. Tính lịch sử
B. (*) Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính hệ thống.

11/ Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A. (*) Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.

12/ Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. (*) Tính giá trị
D. Tính lịch sử.

13/ Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển ?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. (*) Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục.

14/ Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. (*) Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

15/ Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. (*) Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

16/ Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. (*) Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử .

17/ Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. (*) Văn minh.

18/ Xét về tính giá trị , sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển  còn văn hóa có bề dày lịch sử.
C. (*) Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

19/ Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là :
A. (*) Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn hóa
D. Văn vật.

20/ Văn vật là khái niệm:
A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
C. (*) Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế

21/ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam ?
A. (*) Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
D. Bản sắc chung của văn hóa

22/ Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến:
A. Sức khỏe, thức ăn
B. (*) Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ
C. Địa lý
D. Tính cách của họ.

23/ Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. (*) Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

24/ Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ
B. (*) Trung Hoa

C. Mỹ
D. Pháp.

25/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì?
A. Điều kiện địa lý
B. Điều kiện sinh sống
C. (*) A và B đúng.

26/ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:
A. (*) Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống…
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách,...

27/ Đặc điểm nào sau đây k hông phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
C. (*) Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh.

28/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?
A. Linh hoạt.
B. Trọng tình cảm
C. (*) A và B đúng.

29/ Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là:
A. (*) Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử.

30/ Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:
A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
B. (*) Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm.
D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm.

31/ Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. (*) Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.

32/ Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào?
A. 1890
B. (*) 1892
C. 1872
D. 1876.

33/ Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:
A. (*) Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.

34/ Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục là
A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng.
B. (*) Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân.
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa.
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa.

35/  Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ:
A. (*) Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ.
B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ.
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật.
D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nông nghiệp.

36/  Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi:
A. (*) Môi trường địa lí → điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
B. Điều kiện sống → môi trường địa lý → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
C. Điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
D. A, B, C đều sai.

37/ Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam:
A. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư
B. (*) Thiên về cảm tính, sống định cư
C. Thiên về lý tính, sống định cư
D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư.

38/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân
B. Quyết đoán, dân chủ, trọng cá nhân
C. (*) Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể
D. Linh hoạt, độc đoán, trọng tập thể.

39/  Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:

A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể
B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ.
C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, thiên về cảm tính
D. (*) Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó.

40/ “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy” , chỉ mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. (*) Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.

41/ “Mỗi hệ thống xã hội - văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự hình thành nhân cách”, đề cập mối quan hệ:
A. (*) Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.

42/ “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã hội - văn hóa”, đề cập đến mối quan hệ:
A. Văn hoa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và cộng đồng.
D. (*) Văn hóa và con người.

43/ “Mỗi hệ thống văn hóa có những đinh hướng riêng của mình, hình thành trong lịch sử, tạo nên tính chỉnh thểm tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy” là phát biểu của ai?
A. (*) Chu Xuân Diên
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm
D. Phan Ngọc.

44/ Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiên là nói đến:
A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.
C. (*) A và C đúng.
D. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.

45/ Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:
A. (*) Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.
B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và B đúng.

46/ Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các thành tố chính là:
A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học
B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần
D. (*) Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật.

47/ Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A. Một cấu trúc
B. (*) Một hê thống
C. Một đối tượng
D. Một vật thể.

48/ Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. (*) Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa
D. Xác định chức năng văn hóa.

49/ Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ:
A. Văn hóa và cá nhân
B. Văn hóa và xã hội
C. (*) Văn hóa và tự nhiên
D. Văn hóa và con người.

50/ Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A. Tính linh hoạt
B. (*) Tính tổng hợp
C. Tính cộng đồng
D. Tính lưỡng phân.

51/ Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên:
A. (*) Môi trường địa lý tự nhiên
B. Phong tục, tập quán

C. Sự phân bố dân cư
D. Giao thoa văn hóa.

52/ Khu vực lịch sử văn hóa hình thành do:
A. (*) Mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử giữa các dân tộc.
B. Kiến tạo địa lý
C. Điều kiện sống tự nhiên
D. Giao lưu văn hóa.

53/ Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là :
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói cào bằng, đố kỵ.
C. (*) Thói tùy tiện
D. Thói bè phái.

54/ Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. (*) Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

55/ Tín ngưỡng, phong tục... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. (*) Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

56/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. (*) Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

57/ Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực:
A. (*) Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử.

58/ Thời gian văn hóa được xác định:
A. Từ lúc con người sinh ra đến con người mất đi
B. Điều kiện môi trường địa lý
C. (*) Từ lúc nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi
D. Không có đáp án đúng.

59/ Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Indonésien
B. (*) Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.

60/ Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ ?
A. (*) Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.

61/ Chủng Nam Á chính là chủng?
A. Nam Đảo
B. (*) Bách Việt
C. Cổ Mã Lai
D. A và B đều đúng.

62/ Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. (*) Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao.

63/ Nhóm Chàm gồm các dân tộc:
A. Chàm, Raglai, Dao, Chru
B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê
C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông.
D. (*) Chàm, Raglai, Êđê, Chru.

64/ Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm:
A. Nhóm Việt - Mường
B. Môn - Khmer
C. (*) Nhóm Chàm
D. Nhóm Dao - Thái.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

65/ Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian :
A. 2000 năm trước Công nguyên
B. 1000 năm trước Công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. (*) Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII).

66/ Việt Nam nằm trong phạm vi văn hóa nào?
A. Đông Nam Á cổ
B. Đông Nam Á lục địa
C. (*) Văn hóa Bách Việt
D. A và C đều đúng.

67/ Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng:
A. (*) lưu vực sông Hoàng Hà.
B. Lưu vực sông Mê Kông
C. Lưu vực sông Dương Tử
D. Lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long.

68/ Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á) thuộc lưu vực sông:
A. Sông Dương Tử.
B. Sông Hồng, sông Mã
C. Ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
D. (*) Cả A, B, C.

69/ Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa:
A. Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ.
B. Trung Hoa, phương Tây
C. (*) Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ.
D. Trung Hoa, Mỹ, Hàn Quốc.

70/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:
A. (*) Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

71/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. (*) Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

73/ Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong
quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Văn hóa Trung Bộ
B. (*) Văn hóa Nam Bộ
C. Văn hóa Bắc Bộ
D. Văn hóa Việt Bắc.
74/ Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần
gũi với văn hóa Đông Sơn nhất ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. (*) Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
75/ Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn
hóa, văn minh của dân tộc Việt ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. (*) Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
76/ Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào ?
A. (*) Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
77/ Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của
văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?
A. Văn hóa Nam Bộ
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. (*) Văn hóa Tây Bắc.
78/ Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. (*)  Văn hóa Việt Bắc
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
79/ Trong đời sống tâm linh, người Tây Bắc coi trọng, tôn thờ:
A. Thần lửa
B. Thành hoàng
C. Thổ công
D. (*) Thần nước.
80/ Hình ảnh “con thuồng luồng” trong đời sống tâm linh của người Tây Bắc là
biểu tượng của:
A. Thần rắn
B. Thần rồng
C. (*) Thần nước
D. Thần mây.
81/ Vải chàm là loại vải được sử rộng rãi ở vùng nào?
A. Tây Bắc
B. (*) Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
82/ Hai truyện thơ nổi tiếng “Tiễn dặn người yêu” và “Tiếng hát làm dâu” tiêu
biểu cho vùng văn hóa nào?
A. (*) Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ.
83/ Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc
khu vực văn hóa nào sau đây ?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. (*)  Bắc Bộ
D. Đông Bắc.
84/ Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là:
A. Văn học dân gian và văn học bác học giữ vai trò qaun trọng trong nền văn
hóa Việt Nam
B. Văn hóa Việt với những giai đoạn Đông Sơn, Đại Việt, Việt Nam nối tiếp
phát triển
C. Loại hinh nghệ thuật ca hát dân gian rất đa dạng.
D. (*) Cả A, B, C
85/ Tôn thờ mẹ Lúa (thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của
người:
A. Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. (*) Tây Nguyên
D. Nam Bộ.

86/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành :
A. (*) 3 lớp - 6 giai doạn văn hóa
B. 6 lớp - 3 giai doạn văn hóa
C. 4 lớp - 3 giai doạn văn hóa
D. 4 lớp - 6 giai doạn văn hóa
87/ Các lớp lịch sử văn hóa Việt Nam bao gồm:
A. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây.
B. (*) Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây.
C. Tiền sử - Chống Bắc thuộc - giao lưu với Pháp
D. Bản địa - Trung Hoa - Nhật Bản.
88/ Các giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam là:
A. Tiền sử - Văn Lang - Âu Lạc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại
B. Bản địa - Văn Lang - chống Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam.
C. (*) Tiền sử - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
D. Bản địa - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
89/ Thời kỳ 938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa
Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. (*) Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
90/ Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. (*) Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
91/ Lớp văn hóa bản địa là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào ?
A. (*) Giai đoạn văn hoá tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc và giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc
thuộc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt và giai đoạn văn hóa Đại Nam.
92/ Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là :
A. Kỹ thuật luyện kim đồng
B. Kỹ thuật luyện sắt
C. Chế tạo đồ gồm
D. (*) Nông nghiệp lúa nước.
93/ “Ngôn ngữ truyền miệng trở thành công cụ duy nhất dùng để bảo lưu và
chuyển giao văn hoá dân tộc” là đặc điểm của giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa Đại Việt
B. Văn hóa Đại Nam
C. (*) Văn hóa chống Bắc thuộc
D. Văn hóa tiền sử.
93/ Chữ Nôm hình thành vào giai đoạn văn hóa:
A. Văn Lang- Âu Lạc
B. Đầu chống Bắc thuộc
C. (*) Đầu Đại Việt
D. Đầu Đại Nam
94/ Văn hóa Việt với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Đông Sơn - Hòa Bình - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
B. Hòa Bình - Đông Sơn - Đại Việt - Việt Nam
C. (*) Đông Sơn - Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam
D. Đông Sơn - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
95/ Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. (*) Núi Đọ - Sơn Vi - Hòa Bình - Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vi - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình - Sa Huỳnh - Đông Sơn
D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn.
96/ Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là :
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. (*) Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt.
97/ Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. (*) Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc .
98/ “Chăn nuôi gia súc làm thức ăn, phương tiện chuyên chở hàng hóa, kéo
cày” là đăc trưng văn hóa của:
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đồng Nai.
D. (*) Văn hóa Đông Sơn.
99/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
C. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao.
D. (*) Kĩ thuật đúc đồng thau (trống đồng Đông Sơn).
100/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Phương tiện đi lại đường thủy (tàu, bè, mạng).
B. Tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, thờ tổ tiên, các vị anh hùng.
C. Giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc, bộ lạc.
D. (*) A, B, C đều đúng.
101/ Đặc trưng văn hóa Đông Sơn:
A. Sinh sống ở nhà sàn hình mai rùa (tre, nứa, lá…)
B. Chữ viết: chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi).
C. Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
D. (*) A, B, C đều đúng.

102/ Phát biểu nào sau đây đúng?
A. (*) Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Bắc là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.
B. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Nam là
quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu
tiên của người Việt cổ.
C. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Hòa Bình miền Bắc là quá
trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.
D. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Núi Đọ miền Bắc là quá
trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.

103/ Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. (*) Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.

104/ Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.
C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến.
D. (*) Cả A, B, C đều đúng.

105/ Văn hóa Đồng Nai tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. (*) Đầu CN - thế kỉ VI.
106/ Đặc trưng của văn hóa Đồng Nai:
A. Nghề nông, thủ công phát triển.
B. Thành tựu văn hóa đặc trưng: bộ đàn đá.
C. Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn.
D. (*) A, B, C đều đúng.
107/ Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam
Á được hình thành từ :
A. (*) Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới.
108/ Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
là :
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương
Bắc.
B. (*) Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
109/ Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào
Việt Nam vào giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. (*) Giai đoạn văn hóa Đại Nam.
D. Giai đoạn văn hóa hiện đại

110/ Đỉnh cao văn hóa Lý - Trần và Hậu Lê thuộc giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa chống Bắc thuộc
B. (*) Văn hóa Đại Việt
C. Văn hóa Đại Nam
D. Văn hóa hiện đại



No comments:

Phần mềm sinh test chấm Themis bằng Python

  Cấu trúc file bài làm Bài làm như bài thường làm chỉ thay tên file input bằng biến fi và thay tên file output bằng biến fo Tên file bài là...