Để dạy học thì trước hết là phải biết cách học

Tuesday, October 10, 2017

Thuyết âm dương

Đặt cái title cho ghê gớm chứ thật ra là muốn nói "trong cái rủi có cái may" ~ trong âm có dương.

Rủi:
(1) Blog này đã được tạo ra từ tháng 5 năm 2007 nhưng đến năm 2008 thì bị mất quyền truy cập (có ai đó đã hack và đổi mất mật khâu của cả 2 tài khoản gmail và yahoo của dainganxanh). Tìm đủ cách nhưng không thể lấy lại được quyền truy cập lại gmail vì ngày đó dùng email khôi phục tài khoản là yahoo và ngược lại- bó tay!

(2) Sự kiện lộ dữ liệu người dùng của Yahoo năm rồi đã khiến yahoo phải điêu đứng, họ đã phải nỗ lực ngăn cản việc khai thác thông tin các tài khoản người dùng bằng đủ mọi cách và họ đã tiến hành xóa các tài khoản lâu ngày không tương tác. Tài khoản yahoo dainganxanh bị mất quyền truy cập 9 năm về trước cũng đã được xóa khỏi CSDL của yahoo.

May:
(1) Chính vì tài khoản yahoo đã được xóa khỏi CSDL nên mới có thể đăng ký lại tài khoản dainganxanh yahoo.

(2) Nhờ có tài khoản dainganxanh yahoo mà đã lấy lại được quyền truy cập dainganxanh gmail.

Sau 9 năm thất lạc, nhờ sự cố rủi của yahoo mà may mắn đã đến - không chỉ lấy lại được dainganxanh yahoo mà cả gmail nữa - so great!!!

Saturday, September 9, 2017

Hằng hay Hàng ?

Nhiều người dùng lẫn lộn chữ “hàng” và chữ “hằng” đến mức cho rằng “hàng ngày” và “hằng ngày” là đồng nghĩa, thậm chí trong văn viết cũng được chấp nhận. Có người lại cho rằng để chỉ hoạt động được thực hiện lặp lại mỗi ngày thì phải dùng “hàng ngày” (?). Tóm lại “hàng ngày” với “hằng ngày”, “hàng tháng” với “hằng tháng”, “hàng năm” với “hằng năm”… có đồng nghĩa không, nếu không thì dùng từ nào trong trường hợp nào là đúng?

Tra từ điển Hoàng Phê (cuốn từ điển tiếng Việt uy tín được nhiều học giả uy tín trích dẫn) và cả một số quyển từ điển tiếng Việt khác đều cho thấy hai từ này có nghĩa khác nhau.
– Chữ “Hàng”, ngoài các nghĩa khác nhau với tư cách là danh từ, động từ thì còn là một phụ từ đứng trước danh từ với nghĩa: “biểu thị số lượng nhiều, không xác định, nhưng tính bằng đơn vị được nói đến” [Hoàng Phê, 1988, tr.442]
Ví dụ:
     + Hàng đống sách, đọc mãi không hết;
     + Phải chờ lâu hàng giờ;
     + Người đông có tới hàng nghìn.
– Chữ “Hằng”, ngoài nghĩa tư cách là phụ từ đứng trước động từ thì “hằng” còn là một phụ từ đứng trước danh từ với nghĩa: “biểu thị tính lặp đi lặp lại một cách định kì theo từng đơn vị thời gian được nói đến” [Hoàng Phê, 1988, tr.449].
Ví dụ:
     + Tạp chí ra hằng tháng;
     + Công việc hằng ngày;
     + Giải đấu hằng năm.
Như vậy, nghĩa của từ “hàng” và “hằng” hoàn toàn khác nhau kể cả khi đứng riêng hay khi làm phụ từ cho danh từ. Có lẽ do phát âm chữ “hàng” và chữ “hằng” gần giống nhau dẫn đến việc nhầm lẫn đến mức nhiều người lầm tưởng là đồng nghĩa rồi dùng mãi nên nay gần như được coi là đồng nghĩa. Ngôn ngữ mà, nhiều người dùng và khi dùng số đông đều hiểu là được.

Phần mềm sinh test chấm Themis bằng Python

  Cấu trúc file bài làm Bài làm như bài thường làm chỉ thay tên file input bằng biến fi và thay tên file output bằng biến fo Tên file bài là...