Để dạy học thì trước hết là phải biết cách học

Friday, September 24, 2021

Phần mềm sinh test chấm Themis bằng Python

 

Cấu trúc file bài làm

Bài làm như bài thường làm chỉ thay tên file input bằng biến fi và thay tên file output bằng biến fo

Tên file bài làm là tên sẽ nhập vào phần “Nhập tên bài” của phần mềm sinh test. Ví dụ: songuyento.py

Các thông số cần nhập khi sinh test:

Sinh test bằng file Python_TestMaker.exe

Nhập tên bài: songuyento

Kiểu input:
Kiểu 1: Là một số nguyên thì nhập: 1
Kiểu 2: dòng 1 là số nguyên n, n dòng tiếp theo là n số nguyên
Kiểu 3: n số nguyên trên 1 dòng cách nhau bởi khoảng trắng
Kiểu 4: dòng 1 là số nguyên n, n dòng tiếp theo mỗi dòng là dãy số nguyên cách nhau bới khoảng trắng

Nhập kiểu input: 1
Giá trị dữ liệu lớn nhất10000000000
Có giá trị âm? 1 có, 0 không0
Nhập số lượng test cần sinh40

Chương trình sẽ phân test thành 5 khoảng ứng với số test sinh ra. Ví dụ với 40 test thì sẽ có test01 đến test10 là dễ, test11 đến test20 khó hơn,… vào test40 là dữ liệu maximum.

Khi sinh test hoàn tất sẽ có file Biên bản sinh test ghi thời gian chạy của từng test được sinh.

Hiệu chỉnh test sau khi sinh ngẫu nhiên

Dùng cho một số trường hợp khi ta cần đưa vào input theo ý mình. Ta mở file input đã được sinh ngẫu nhiên để sửa lại sau đó dùng chương trình Python_RE_TestMaker.exe để sinh output tương ứng – chuẩn hóa bộ test (chương trình sẽ sinh output theo input đã hiệu chỉnh).

Ví dụ:
Nhập tên bài: songuyento
Nhập số lượng test đã có: 40

Version 2 :

Version 2 đã cập nhật thêm các chức năng:
– Sinh xâu ngẫu nhiên
– Chức năng người dùng tự code tạo input.

Tải về:

Phiên bản cập nhật ngày 24/9/2021

Tài về tại đâyhttps://app.box.com/s/m35yiki3nt78q6mel26dupf1qboxauxx

Đăng ký nhận bản cập nhậtNhận update PythonTestMaker (google.com)
Thầy cô để lại thông tin ở link trên đây để nhận thông báo khi có cập nhật sửa lỗi hoặc phiên bản mới.
Đồng thời phản hồi, góp ý  cho tác giả để hoàn thiện chương trình.

Tải phần mềm Themis tại đây: https://drive.google.com/file/d/1hz_QkTicnB7pHoR4M51fL5LMLucMU38l/view?usp=sharing

 

Tuesday, October 22, 2019

Biến ngẫu nhiên

Bài viết của TS Nguyễn Việt Cường

Có bạn có hỏi mình rằng ngẫu nhiên hóa trong phương pháp kiểm soát ngẫu nhiên (randomized control trial, gọi tắt là RCT) mà các nhà Kinh tế đạt giải Nobel năm nay sử dụng này có liên quan tới khái niệm biến ngẫu nhiên mà chúng ta hay sử dụng hay không. Mình xin giải thích qua như sau.

Biến ngẫu nhiên
Biến ngẫu nhiên là một biến mà giá trị của nó có được liên quan đến một quá trình ngẫu nhiên nào đó. Chẳng hạn ngẫu nhiên chọn một người Việt Nam và đo thu nhập của họ, thì thu nhập của một cá nhân đó là một biến ngẫu nhiên vì họ được chọn ngẫu nhiên (chọn ngẫu nhiên là chọn mà các cá nhân có xác suất được chọn đều bằng nhau(. Biến ‘có bằng đại học’ của một cá nhân rút ra ngẫu nhiên từ tổng thể cũng là một biến ngẫu nhiên. Hoặc thay vì thu nhập của một người, chúng ta có thể rút 100 người ngẫu nhiên và tính thu nhập trung bình của 100 người này. Giá trị trung bình này cũng là một biến ngẫu nhiên. Chúng ta không thể biết được trước giá trị của biến ngẫu nhiên trước phép thử, nhưng thông thường chúng ta có thể biết được phân phối xác suất của nó, tức là xác suất biến này nhận giá trị trong các khoảng là bao nhiêu (thông qua thực nghiệm và lý thuyết).
Bây giờ giả sử chúng ta muốn ước lượng tác động của việc đi học đại học lên thu nhập. Chúng ta phải ngẫu nhiên chọn một mẫu, chẳng hạn 1000 cá nhân trên 22 tuổi, và tiến hành đo thu nhập và xem đã tốt nghiệp đại học chưa. Hai biến này đều gọi là ngẫu nhiên vì nó được rút ngẫu nhiên từ tổng thể. Tại sao chúng ta phải rút ngẫu nhiên vì đó là cách để ước lượng từ mẫu 1000 quan sát này là ước lượng không chệch của tổng thể. Chúng ta quan tâm đến quan hệ giữa hai biến này trong tổng thể chứ không phải một mẫu cụ thể.

Định nghĩa tác động
Theo khái niệm đánh giá tác động của một yếu tố, chẳng hạn tác động của việc học đại học (ký hiệu là D, bằng 1 nếu học ĐH và 0 nếu không học ĐH) lên thu nhập (ký hiệu là Y), thì mỗi cá nhân có hai trạng thái về thu nhập. Trạng thái thứ nhất là thu nhập nếu như người này học ĐH (ký hiệu là Y1), và trạng thái thứ hai là thu nhập nếu như người này không học ĐH (Y0). Theo định nghĩa, tác động bình quân của việc học ĐH lên thu nhập của những người đã học ĐH là:
Tác động = E(Y1|D=1) - E(Y0|D=1),
Trong đó E ký hiệu là kỳ vọng toán hay giá trị trung bình. Như vậy tác động đo bằng chênh lệch giữa thu nhập khi có bằng ĐH của người đã có bằng ĐH (D=1) và thu nhập khi KHÔNG có bằng ĐH của người đã có bằng ĐH.
Trở ngại chính trong đánh giá tác động
Vấn đề là với mỗi cá nhân tại một thời điểm chúng ta chỉ quan sát được một trạng thái. Chẳng hạn mình đã tốt nghiệp ĐH và mình biết hiện nay thu nhập của mình ra sao. Tuy nhiên mình không thể nào biết được thu nhập của mình hiện nay nếu như mình không đi học ĐH, vì mình đã trót học ĐH rồi. Mình không thể quay lại quá khứ và chọn không đi học ĐH. Nếu không học ĐH có thể mình sẽ làm công việc giản đơn với thu nhập thấp hơn hiện nay, nhưng cũng có thể mình mở cửa hàng kinh doanh và thu nhập nhiều gấp bội so với bây giờ.
Chúng ta không thể quan sát được E(Y0|D=1) – thu nhập của những người có bằng ĐH nếu như họ không có bằng ĐH. Đây gọi là counterfactual, tạm dịch là phản thực tế, tức là thực tế không xảy ra. Cái chúng ta quan sát được là E(Y0|D=0), là thu nhập khi không có bằng ĐH của những người không học ĐH. Chúng ta có thể thử đo lường tác động bằng ước lượng sau:
Ước lượng = E(Y1|D=1) - E(Y0|D=0),
Tức là so sánh thu nhập của những người học ĐH và những người không học ĐH. Bằng cách đo như vậy chúng ta giả định rằng E(Y0|D=1) = E(Y0|D=0), tức là nếu không đi học ĐH thì những người đang có bằng ĐH sẽ kiếm được thu nhập giống như những người không có bằng ĐH. Đây là giả định rất mạnh vì những người học ĐH thường họ có điều kiện tốt hơn hoặc chăm chỉ hơn (vì phải đạt điểm thi cao hơn). Dù những người này không đi học ĐH thì có lẽ họ vẫn kiếm được nhiều tiền hơn những người hiện nay không học ĐH.

Phương pháp ngẫu nhiên hóa
Có một cách để thỏa mãn E(Y0|D=1) = E(Y0|D=0) là ngẫu nhiên hóa biến D. Thay vì để cho các cá nhân tự lựa chọn việc có đi học ĐH hay không, chúng ta ngẫu nhiên chọn một nhóm người và yêu cầu họ đi học ĐH. Có thể trong những người thi trượt, chúng ta chọn một nhóm ngẫu nhiên và cho họ đi học ĐH. Nhóm này trong đánh giá tác động gọi là nhóm can thiệp. Nhóm còn lại gọi là nhóm đối chứng. Việc ngẫu nhiên ấn định giá trị của biến D cho một số người làm cho biến D độc lập với biến Y0. Phân phối của biến Y0 hoàn toàn không phụ thuộc vào D, và hệ quả là:
E(Y0) = E(Y0|D) = E(Y0|D=1) = E(Y0|D=0).
Giả định E(Y0|D=1) = E(Y0|D=0) đã được thỏa mãn. Chỉ khi việc học ĐH được ngẫu nhiên cung cấp cho một số người thì chúng ta mới có thể đo được tác động của việc học ĐH bằng cách so sánh thu nhập giữa nhóm học ĐH và nhóm không học ĐH.
Như vậy ngẫu nhiên hóa trong RCT là ngẫu nhiên chọn một đối tượng và cung cấp cho họ một chương trình hay can thiệp nào đó. Còn biến ngẫu nhiên mà chúng ta hay phân tích là biến đã có giá trị rồi và chúng ta chỉ chọn ngẫu nhiên từ tổng để quan sát.

Saturday, September 28, 2019

Steve Jobs last words

“I reached the pinnacle of success in the business world. In others’ eyes, my life is an epitome of success.
However, aside from work, I have little joy. In the end, wealth is only a fact of life that I am accustomed to.
At this moment, lying on the sick bed and recalling my whole life, I realize that all the recognition and wealth that I took so much pride in, have paled and become meaningless in the face of impending death.
In the darkness, I look at the green lights from the life supporting machines and hear the humming mechanical sounds, I can feel the breath of god of death drawing closer …
Now I know, when we have accumulated sufficient wealth to last our lifetime, we should pursue other matters that are unrelated to wealth …
Should be something that is more important:
Perhaps relationships, perhaps art, perhaps a dream from younger days
Non-stop pursuing of wealth will only turn a person into a twisted being, just like me.
God gave us the senses to let us feel the love in everyone’s heart, not the illusions brought about by wealth.
The wealth I have won in my life I cannot bring with me. What I can bring is only the memories precipitated by love.
That’s the true riches which will follow you, accompany you, giving you strength and light to go on.
Love can travel a thousand miles. Life has no limit. Go where you want to go. Reach the height you want to reach. It is all in your heart and in your hands.
What is the most expensive bed in the world?
Sick bed …
You can employ someone to drive the car for you, make money for you but you cannot have someone to bear the sickness for you.
Material things lost can be found. But there is one thing that can never be found when it is lost — Life.
When a person goes into the operating room, he will realize that there is one book that he has yet to finish reading — Book of Healthy Life.
Whichever stage in life we are at right now, with time, we will face the day when the curtain comes down.
Treasure Love for your family, love for your spouse, love for your friends.
Treat yourself well. Cherish others

Thursday, July 18, 2019

Ngân hàng câu hỏi Dẫn luận ngôn ngữ học

1. Tiếng việt thuộc loại hình ngôn ngữ 
(*) đơn lập

2. Âm vị khác âm tố
(*)  âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa.Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo vỏ âm thanh.

3. Cái biểu hiện trong tín hiệu ngôn ngữ
(*)  âm thanh, cái mà tai người nghe được.

4. Quan hệ liên tưởng là
(*)  quan hệ giữa 1 yếu tố có mặt và các yếu tố vắng mặt.

5. Từ đa nghĩa
(*)  một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm.

6. Từ đồng âm
(*)  là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác nhau hoàn toàn về nghĩa.

7. Đơn vị có chức năng thông báo là
(*) câu

8. Tín hiệu ngôn ngữ bao gồm
(*)  Hình vị, từ.

9. Đơn vị ngôn ngữ có tính độc lập về hình thưc và nghĩa
(*)  từ.

10. Các tiêu chí phân loại từ loại
(*)  có hai tiêu chí: Ý nghĩa khái quát của từ và đặc điểm về hình
thức ngữ pháp.

11. Lê Nin nhận định về vai trò của ngôn ngữ
(*)  Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

12. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói
(*)  Ngôn ngữ mang tính xã hội , có tính khái quát và trừu tượng còn lời nói mang tính cá nhân, cụ thể.

13. Tập hợp các ngôn ngữ có chung nguồn gốc gọi là ngữ hệ các ngôn ngữ.

14. Nghĩa tình thái
(*)  là sự bày tỏ thái độ , sự đánh giá của người nói đối với việc đó.

15. Cách thức phát triển của ngôn ngữ
(*)  phát triển từ từ, không đột biến, có sự phát triển không đồng đều giữa các mặt ngôn ngữ( từ vựng biến đổi nhanh nhất, ngữ âm tương đối chậm và ngữ pháp ít biển đổi).

16. Người ta nghiên cứu ngôn ngữ học từ từ thời cổ đại, muộn nhất là nửa cuối TK IV trước công nguyên.

17. Ngôn ngữ học nghiên cứu về
(*)  ngôn ngữ.

18. Từ vựng
(*)  là tập hợp tất cả các từ và các đơn vị tương đương với từ trong 1 đơn vị ngôn ngữ.

19. Tín hiệu là
(*)  một yếu tố vật chất kích thích vào giác quan con người, làm cho người ta tri giác được và thông qua đó biết về một cái gì khác bằng cách lý giãi, suy diễn tín hiệu đó.

20. Lời nói được thể hiện ở
(*)  3 dạng: nói, viết, câm.

21. Mối quan hệ giữa một từ với một câu
(*)  từ là đơn vị bậc dưới của câu, câu được cấu tạo từ những từ.

22. Đơn vị cấu tạo từ là
(*)  hình vị.

23. Âm tiết là
(*)  đơn vị phát âm nhỏ nhất, cứ phát âm một hơi tạo thành một tiếng là âm tiết.

24. Trọng âm là
(*)  là hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết trong từ.

25. Tiếng Anh và Tiếng Nga cùng thuộc loại hình ngôn ngữ
(*)  không đơn lập, hòa kết.

26. Bản chất tìn hiệu ngôn ngữ
(*)  3 bản chất: vó đoán, tính 2 mặt, tính hình tuyến.

27. Loại hình ngôn ngữ là
(*) khái niệm ngôn ngữ học dùng để chỉ tập hợp những ngôn ngữ có chung hay một hay nhiều đặc điểm hình thái nhất định.

28. Tiếng Việt cùng học với nhóm ngôn ngữ
(*)  Họ Môn Khơ me( Việt, Mường, BaNa, Khơ Mú, Cơ Tu, Khơ Me).

29. Phạm trù cách là
(*)  phạm trù ngữ pháp của từ.

30. Đặc điểm của câu
(*)  là đơn vị của ngôn ngữ, thể hiện một nội dung thông báo, có cấu trúc ngữ pháp và có ngữ điệu kết thúc.

31. Các thành phần nghĩa của từ
(*)  có 4 thành phần: nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái và nghĩa cấu trúc.

32. Quan niệm Mac Xit về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy
(*)  Thống nhất nhưng không đồng nhất.

33. Quan hệ ngữ pháp trong câu ca dao: “còn trời, còn nước, còn non/còn cô bán rượu anh còn say sưa”
(*)  quan hệ đẳng lập, quan hệ liên hợp.

34. Bộ phận của ngôn ngữ biến đổi chậm nhất
(*)  ngữ pháp.

35. Tiêu chí phân loại phụ âm
(*)  theo phương thức cấu âm và theo vị trí cấu âm.

36. Tiếng Việt sử dụng
(*)  8 phương thức ngữ pháp(phụ tố, chính tố, thay chính tố, trọng âm, lặp, hư từ, trật tự từ, ngữ điệu)

37. Ngôn ngữ có hai chức năng
(*)  giao tiếp và tư duy.

38. Các kiểu quan hệ ngữ pháp
(*)  3 kiểu: chủ vị , chính phụ, đẳng lập.

39. Quan niệm đúng đắn về bản chất của ngôn ngữ
(*)  ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một hiện tượng xã hội đặc biệt.

40. Đặc trưng của nguyên âm
(*)  tạo ra luống hơi tự do, yếu, có tiếng vang, các bộ phát âm đều.

41. Đặc trưng của phụ âm
(*)  luồn hơi đi ra bị cản khi phát âm, mạnh, không vang, chỉ tập trung vào tiêu điểm cấu âm.

42. Nghĩa biểu niệm của từ
(*)  mối liên hệ giữa từ vơi sý nghĩa.

43. Quan hệ ngữ pháp trong câu “60 tuổi hãy còn xuân chán …..” là
(*)  hoán dụ.

44. Ý nghĩa ngữ pháp là
(*)  ý nghĩa chung của nhiều từ, nhiều đơn vị ngữ pháp có tính khái quát
và trừu tượng.

45. Các cơ sở của ngữ âm
(*)  3 cơ sở: sinh lý, vật lý và xã hội.

46. Thành phần chính của câu gồm
(*)  chủ ngữ và vị ngữ.

47. Âm vị siêu âm đoạn tính gồm
(*)  thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu.

48. Các quan hệ chủ yếu trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
(*)  3 mối quan hệ: ngữ đoạn.cấp bậc, liên tưởng.

49. Thành phần câu gồm
(*)  thành phần chính gồm: chủ ngữ và vị ngữ, thành phần phụ gồm: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ.

50. Các tiêu chí miêu tả hình thang nguyên âm quấc tế
(*)  3 tiêu chí: độ mở của miệng, hình dáng của môi và chiều hướng của lưỡi.

51. Tiếng Việt và Tiếng Hán khác nhau
(*)  tiếng Việt có 6 thanh, tiếng Hán có 4 thanh.

52. Người Việt chọn
(*)  tiếng Hán và tiếng Việt làm ngôn ngữ văn hóa.

53. Âm vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.

54. Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo và biến đổi từ.

55. Từ đơn vị nhỏ nhất độc lập về nghĩa và hình thức.

56. Câu phương tiện chính để biểu đạt và giao tiếp.

57. Từ “ nhí nhảnh” có
(*)  1 từ, 2 âm tiết, 2 hình vị, 3 âm vị và 5 âm tố.

58. Có 4 loại trường nghĩa
(*)  biểu vật, biểu niệm, tuyến tính và liên tưởng.

59. Từ đồng nghĩa chia làm
(*)  2 loại: Tuyệt đối(hán việt thuần việt, từ cũ và từ mới, địa phương và toàn dân) Tương đối(khác nhau về sắc thái biểu cảm).

60. Phương thức biến tố trong
(*)  biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp.

61. Âm tiết chia làm hai loại chính
(*)  mở và khép.Trong đó có nửa mở và nửa khép.

62. Miêu tả nguyên âm “U”
(*)  dòng sau, độ mở hẹp, tròn môi.

63. Gía trị của một đơn vị ngôn ngữ được quy đinh bởi
(*)  Âm vị, hình vị, từ, câu.

64. Âm tố chia là
(*)  2 loại: Âm tố nguyên âm và âm tố phụ âm.

65. Tính vó đoán là
(*)  tính không có lý do , do thói quen cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.

66. Con đường hình thành ngôn ngữ dân tộc
(*)  3 con đường: chất liệu vốn có(pháp, việt nam), phan trộn nhiều dân tộc(tiếng anh), tập trung nhiều tiếng địa phương( nga).

67. Ăng ghen quan niệm
(*)  “ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và nảy sinh cùng với lao động”.

68. Gỉa thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ thời Phục Hưng
(*)  thuyết tượng thanh, thuyết cảm thán, thuyết quy ước xã hội, thước ngôn ngữ cử chỉ.

69. Tính đặc biệt của ngôn ngữ thể hiện ở
(*)  ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng và hạ tầng, không mang tính giai cấp và không phát triển theo con đường đọt biến.

70. Âm tố chia làm 2 loại
(*)  âm tố nguyên âm và âm tố phụ âm.


1/ Trong câu “Tôi đi học”, nếu lần lượt bổ sung thêm vào như: Tôi đi học bằng xe đạp/ Tôi đi học bằng xe đạp mỗi ngày/ Tôi đi học mỗi ngày trên con đường này…...để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Cấp bậc
B. (*) Ngữ đoạn
C. Liên tưởng
D. Cả 3 ý trên

2/ Người ta tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất là bởi vì:
A. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại
B. Ngôn ngữ là hệ thống, tư duy là tín hiệu
C. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
D. (*) Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần.

3/ Khi nói “Tổng thể những mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức hệ thống” là nói đến:
A. Hệ thống
B. (*) Cấu trúc
C. Ngôn ngữ
D. Tín hiệu

4/ Câu “Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng được phán ánh trong ý thức cộng đồng” dùng để chỉ điều gì?
A. (*) Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
B. Ngôn ngữ là một hệ thống
C. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
D. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng

5/ Bản chất xa hội của ngôn ngữ là gì?
A. Thể hiện ý thức xã hội

B. Phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội.
C. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triên của xã hội.
D. (*) Cả 3 ý trên

6/ Chức năng của ngôn ngữ là gì?
A. (*) Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người
B. Ngôn ngữ là tín hiệu của xã hội
C. Giup cho xã hội phát triển
D. Tạo nền nền tảng cơ sở, vật chất.

7/ Đơn vị của ngôn ngữ là gì?
A. (*) Câu, từ, hình vì, âm vị
B. Câu, âm vị, cấu trúc
C. Âm vị, hình vị
D. Câu, từ, đoạn văn

8/ “Ngôn ngữ nói chung và các từ nói riêng ra đời do ý muốn tự giác hay không tự giác của co người khi mô phỏng âm thanh tự nhiên” dùng để chỉ thuyết gì?
A. Thuyết tượng hình
B. (*) Thuyết tượng thanh
C. Thuyết tiếng kêu trong lao động
D. Thuyết khế ước xã hội

9/ Đại diện cho thuyết cảm thán là ai?
A. (*) Rutso, Humbon
B. Angel
C. Các Mác
D. Adam Xmit.

10/ “Lao động không những là điều kiện biến vượn thành người mà còn là điều kiện làm nảy sinh ngôn ngữ” là nội dung của thuyết nào?
A. Thuyết khế ước xã hội
B. Thuyết cảm thán
C. (*) Thuyết Angel

D. Thuyết tiếng kêu trong lao động.
11/ Ngôn ngữ là hệ thống vì:
A. Ngôn ngữ phản ánh đúng thực tế xã hội
B. (*) Ngôn ngữ được sắp đặt theo thứ tự nhất định
C. Ngôn ngữ bao gồm cấu trúc
D. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt

12/ Trong câu “Tôi ăn cơm” nếu lần lượt bổ sung thêm vào như “Tôi ăn cơm chiên/ Tôi ăn cơm cùng nhỏ bạn/ Tôi ăn cơm cùng nhỏ bạn tại quán sinh viên, để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. (*) Ngữ đoạn
B. Liên tưởng
C. Cấp bậc
D. Cả A và B.

13/ Trong câu “quyển sách mới” , nếu lần lượt bổ sung thêm vào như : Quyển sách mới màu vàng/ Quyển sách mới màu vàng của tôi/ Quyển sách mới màu vàng của tôi đặt trên bàn….để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Cấp bậc
B. (*) Ngữ đoạn
C. Liên tưởng
D. Không có đáp án đúng

14/ Trong câu “Tôi đọc sách”, nếu thay thế như: Tôi đọc sách/ Tôi đọc báo / Tôi đọc tạp chí/ Tôi đọc thông báo…để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Ngữ đoạn
B. Cấp bậc
C. (*) liên tưởng
D. Cả A và C.

15/ Trong câu thơ của Tản Đà “Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”, nếu ta thay thế khô bằng các từ như: tuôn/ cạn/ ướt/ đẫm…., người ta nói chung đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. (*) Liên tưởng
B. Cấp bậc
C. Ngữ đoạn
D. cả 3

16/ Nguồn gốc của ngôn ngữ do đâu:
A. (*) Chính con người tạo nên
B. Do tự nhiên sáng tạo
C. Vận động kiến tạo của thiên nhiên
D. Thượng đế sáng tạo nên.

17/ Nguồn gốc của ngôn ngữ theo trường phái duy vật là?
A. Mối quan hẹ biện chứng qua lại
B. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
C. (*) Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật
D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân.

18/ Thời kì nào xuất hiện khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ?
A. (*) Thời Phục hưng
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Cuối thế kỉ X.
D. Đầu năm 1900.

19/ Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ngôn ngữ không phải hiện tượng sinh học
B. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng
C. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân
D. (*) Ngôn ngữ không phải hệ thống tín hiệu

20/ Quan điểm “ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội” là của ai?
A. Angel
B. (*) Các Mac

C. Rút xô
D. Adam Xmit.
21/ Câu “Hành vi nói ra của người nói chính là hành vi sản sinh văn bản, hành vi hiểu văn bản là hành vi tiếp nhận từ phía người nghe” dùng để chỉ điều gì?
A. Ngôn ngữ có tính vật chất
B. Lời nói
C. (*) Hoạt động nói năng
D. Tín hiệu

22/ “Ngôn ngữ phụ thuộc và hoạt động của con người , ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con người” dùng để chỉ điều gì?
A. (*) Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
B. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhận
C. Ngôn ngữ mang tính dân tộc
D. ngôn ngữ mang tính nhân sinh.

23/ “Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm vô nghĩa” là nói đến điều gì?
A. Ngôn ngữ là công cụ hình thành tư tưởng
B. (*) Sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy
C. ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy
D. Ngôn ngữ và tư duy bổ sung cho nhau.

24/ “Là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng theo quy luật và chất liệu” là khái niệm nói đến.
A. Hoạt động nói năng
B. Ngôn ngữ
C. Tư duy
D. (*) Lời nói

25/ Là hệ thống những đơn vị vật chất và nhũng quy tắc hoạt động của chúng được phản ánh trong ý thức cộng đồng là nói đến?
A. (*) Ngôn ngữ
B. Hệ thống

C. Cấu trúc
D. Tín hiệu
26/ “Ngôn ngữ phát sinh do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra” là nội dung của thuyết gì?
A. Thuyết cảm thán
B. Thuyết Angel
C. (*) Thuyết khế ước xã hội
D. Thuyết tiếng kêu trong lao động.

27/ “Là một sự vật tác động vào giác quan của con người làm cho ta hiểu được, suy diễn đến nội dung nào đó nằm ngoài sự vật đó” là khái niệm của?
A. (*) Tín hiệu
B. Ngôn ngữ
C. Dấu hiệu
D. Xã hội

28/ Hai mặt nào không thể tách rời để biểu thị ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu?
A. Âm thanh và hình ảnh
B. Hình ảnh và ý nghĩa
C. (*) Âm thanh và ý nghĩa
D. Ý nghĩa và giác quan.

29/ Từ “bàn” chỉ có giá trị trong tiếng Việt, nó phải nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt để chỉ điều gì?
A. Cấu trúc ngôn ngữ
B. (*) Hệ thống ngôn ngữ
C. Ngôn ngữ là hệ thống
D. Tín hiệu

30/ Các yếu tố trong ngôn ngữ được sắp đặt theo quy luật nhất định (chúng không thể kêt hợp với nhau môt cách tùy tiện) là để chỉ?
A. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
B. (*) Ngôn ngữ là hệ thống
C. ngôn ngữ là cấu trúc
D. Ngôn ngữ là hệ thống cấu trúc..


*CHƯƠNG 2
31/ “Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc nhằm tìm ra các mối quan hệ thân thuộc, gần gũi giữa các ngôn ngữ để xếp chúng vào phổ hệ” là phương pháp so sánh gì?
A. (*) phương pháp so sánh lịch sử
B. Phương pháp so sánh đối chiếu
C. phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp

32/ "Dựa trên dấu hiệu những dấu hiệu của cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ phân loại chúng, sắp xếp chúng vào một loại hình nhất định" là phương pháp so sánh gì?
A. (*) Phương pháp so sánh loại hình
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp

33/ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập là:
A. Cấu tạo bằng phụ âm rất nhiều
B. (*) Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau
C. Đối lập căn tố và phụ tố
D. Hình thức của từ biến đổi khi tạo câu.

34/ Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. (*) Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình

35/ Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. (*) Ngôn ngữ chắp dính

C. Ngôn ngữ biến hình
D. Ngôn ngữ hòa kết

36/ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc trưng của?
A. (*) Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ tổng hợp.
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ đơn lập

37/ Đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng của?
A. Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ lập khuôn
D. (*) Ngôn ngữ hòa kết

38/ Hình thức của từ biến đổi khi tạo thành câu là đặc trưng của?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. (*) Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ tổng hợp

39/ Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau là đặc trưng của?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. (*) Ngôn ngữ đơn lập
C. ngôn ngữ chắp dính
D. ngôn ngữ biến hình.

40/ Ngôn ngữ nào dưới đây thuộc loại hình ngôn ngữ phân tiết?
A. Tiếng Việt
B. (*) Tiếng Anh
C. Tiếng Hoa
D. Tiếng Tây Ban Nha

41/ Có một phương pháp dùng để so sánh các ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ căn cứ trên diện đồng đại hoặc trên nhiều phương diện, bộ phận của các ngôn ngữ là phương pháp gì?
A. (*) Phương pháp đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp.

42/ Loại hình ngôn ngữ nào dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định?
A. (*) Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ biến hình.

43/ Phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa vào nguồn gốc nhằm tìm ra mối quan hệ thân thuộc là phương pháp gì?
A. Phương pháp so sánh đối chiếu
B. (*) Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh tổng hợp
D. Không có đáp án đúng.

44/ Sự đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng nổi bật của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. Ngôn ngữ tổng hợp
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. (*) Ngôn ngữ biến hình

45/ Cách gọi khác của ngôn ngữ biến hình là gì?
A. Ngôn ngữ phân tích
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. (*) Ngôn ngữ hòa kết
D. Ngôn ngữ chắp dính.

46/ Phân loaị ngôn ngữ nhằm tìm ra mối quan hệ thân thuộc, gần gũi để sắp xếp chúng vào phổ hệ, là đặc trưng của phương pháp gì?
A. Phương pháp so sánh đối chiếu
B. (*) Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh tổng hợp
D. Không có đáp án đúng.

47/ “Trong tiến trình phát triển của, ngôn ngữ cơ sở bị phân chia thành nhiều dòng khác nhau là cơ sở của cách phân loại” là đặc trưng của ngôn ngữ gì?
A. Phương pháp đối chiếu
B. (*) Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp.

49/ Phương pháp so sánh loại hình xem mặt nào của cấu trúc nội bộ ngôn ngữ là chủ đạo?
A. Từ vựng
B. Cấu trúc câu
C. (*) Ngữ pháp
D. Chính tả.
50/ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện bằng nhiều phụ tố là đặc điểm của ngôn ngữ gì?
A. (*) Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ phân tích
D. Ngôn ngữ đơn lập.

51/ Giảm bớt sự biến đổi hình thái, sử dụng hư từ, trật tự từ, hư từ và ngữ điệu là đặc điểm của ?
A. (*) Ngôn ngữ hòa kết phân tích
B. Ngôn ngữ phân tích đối lập
C. Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ chắp dính.

52/ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ hoà kết là gì?

A. Dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định
B. Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
C. Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu
D. (*) Đối lập giữa căn tố và phụ tố.

53/ Hình vị trùng với âm tiết là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. (*) Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ biến hình.

54/ Trong tiếng Anh, khi ta đêm phụ tố (work-er, act -or, assist-ant, reception-ist) là đặc điểm gì?
A. (*) Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.

55/ Trong tiếng Anh, khi ta thêm phụ tố (dis-play, un-happy, home-less) là đặc điểm gì?
A. (*) Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.

CHƯƠNG 3.

56/ Ngữ âm là gì?
A. Là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ
B. Là hình thức tồn tại của ngôn ngữ
C. (*) A và B đều đúng
D. A và B đều sai.

57/ Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì?
A. (*) Quy luật tổ chức, kết hợp âm
B. Chữ viết
C. Hình vị, âm vị, âm tố
D. Sắc thái ngôn ngữ.

58/ Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì?
A. Cao độ, cường độ, trường độ
B. Cao độ, âm sắc, trường độ
C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc
D. Cả A B C đều sai.

59/ Cơ sở sinh lí học có đặc trưng âm học gồm?
A. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, thanh quản
B. Lưỡi, thanh hầu, thanh quản, mũi
C. (*) Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng
D. Thanh hầu và cơ quan hô hấp.

60/ Phụ âm vang [p],[t], [k], kết thúc âm tiết, ta gọi đó là gì?
A. (*) Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa mở
D. Âm tiết nửa khép

61/ [m],[n], [ng] kết thúc âm tiết ta gọi là gì?
A. Âm đầu lưỡi
B. Âm tiết khép
C. (*) Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết mở.

62/ Người ta nói "thỏ thẻ","se sẻ" là những âm tiết gì?
A. Âm tiết khép
B. (*) Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa mở.

63/ Người ta nói "mái đầu, mai sau" là những âm tiết gi?
A. Âm tiết mở
B. Âm tiết khép
C. (*) Âm tiết nửa mở
D. Âm tiết nửa khép.

64/ "Là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chiết" đề cập đến khái niệm gì?
A. Âm vị
B. Hình vị
C. (*) Âm tố
D. Âm tiết

65/ Tiêu chí phân loại nguyên âm.

66/ [i], [e] là những nguyên âm gì?
A. Nguyên âm tròn môi
B. (*) Nguyên âm không tròn môi
C. Nguyên âm cuối lưỡi
D. Nguyên âm cuống lưỡi.

67/ [u], [o] là những nguyên âm gì?
A. Hàng trước, không tròn môi
B. (*) Hàng sau, tròn môi
C. Hàng sau không tròn môi
D. Hàng trước, tròn môi.

68/ Tiêu chí phân loại phụ âm là

69/ [v], [f] là những phụ âm gì?
A. Phụ âm môi
B. Phụ âm răng
C. (*) Phụ âm môi - răng
D. Phụ âm môi môi

70/ [r] là phụ âm gì?
A. (*) Phụ âm đầu lưỡi
B. Phụ âm môi
C. Phụ âm cuối lưỡi
D. Phụ âm họng

71/ [m], [b] là phụ âm gì?
A. (*) Phụ âm môi- môi
B. Phụ âm môi - răng
C. Phụ âm răng - răng
D. Phụ âm đầu lưỡi

72/ [s], [tr] là phụ âm gì?
A. (*) Phụ âm đầu lưỡi.
B. Phụ âm cuối lưỡi
C. Phụ âm răng
D. Phụ âm môi.

73/ Hãy chọn cách miêu tả đúng nguyên âm /o/ trong thang nguyên âm dưới đây.
A. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
B. Nguyên âm khép, hàng trước, tròn môi.
C. (*) Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
D. Nguyên âm mở, hàng sau, không tròn môi

74/ Trong tiếng Việt, hai phụ âm nào là phụ âm xát.
A. (*) s, l
B. s, x
C. x, f
D. f, k.

75/ "Với tư cách là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh với các đơn vị có nghĩa", định nghĩa này nói đúng với?
A. Âm tố
B. Hình vị
C. Âm tiết
D. (*) Âm vị.
76/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị "hớt" và "hất" phân biệt nhau nhờ ?
A. Cao độ
B. Cường độ
C. (*) Trường độ
D. Âm sắc.

77/ Người ta nói "học" là một âm tiết gì?
A. (*) Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa khép.
78/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /f/ và /v/ là?
A. Chuyển động của lưỡi
B. Độ mở của miệng
C. Trường độ
D. (*) Vô thanh - hữu thanh
79/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?
A. Âm tố chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm vị có trong tất cả ngôn ngữ
B. (*) Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm tố có trong tất cả ngôn ngữ.
C. Âm vị có tính chất tự nhiên, âm tố có tính chất xã hội
D. Âm vị cụ thể, âm tố trừu tượng.
80/ Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is John’s bicycle” ?
A. 5 âm tiết
B. (*) 6 âm tiết
C. 7 âm tiết
D. 8 âm tiết.
81/ “Luồng hơi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe để thoát ra
ngoài” là phương thức cấu âm của?
A. (*) Âm xát
B. Âm tắc
C. Âm mũi
D. Âm rung.
82/ Các âm “m,n,ng,nh” được gọi là phụ âm vang bởi vì?
A. Vì nó nằm ở cuối từ của âm tiết
B. Khi đọc âm thanh vang lên tự nhiên
C. (*) Luồn hơi thoát ra từ khoan mũi
D. Cả B và C đều đúng.
83/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /p/ và /b/ là
A. Chuyển động của lưỡi
B. Độ mở của miệng
C. Trường độ
D. (*) Vô thanh - hữu thanh
84/ “Luồng hơi đi ra ngoài bị cản trở rồi thoát ra, sau đó bị cản trở và thoát ra”
đây là cách mô tả phương thức cấu âm của?
A. Âm tắc
B. Âm xát
C. Âm mũi
D. (*) Âm rung.
85/ Trong hệ thống ngữ âm, trong phân đoạn ngữ lưu, đơn vị nhỏ nhất mà ta có
thể nhận biết bằng thính giác là?
A. âm vị
B. Âm tố
C. Hình vị
D. (*) Âm tiết.
86/ Những yếu tố nào dưới đây là cơ sở sinh lí học của ngữ âm?
A. (*) Thanh hầu
B. Thanh quản
C. Miệng
D. Lưỡi.
87/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?
A. (*) Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể
B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội
C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tô bó hẹp ở 1 ngôn ngữ
D. A và B đều đúng.

88/ Người ta nói “sing” là một âm tiết gì?
A. Âm tiết khép
B. (*) Âm tiế nửa khép
C. Âm tiết mở
D. Âm tiết nửa mở

89/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo
ở mặt lưỡi?
A. [t]
B. [h]
C. (*) [c]
D. [g]

90/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo
ở đầu lưỡi?
A. [m]
B. (*) [t]
C. [g]
D. [k]
91/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo
ở vị trí môi?
A. (*) [m]
B. [c]
C. [l]
D. [n]
92/ Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. (*) Phụ âm xát luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn
B. Phụ âm tắc luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn
C. Phụ âm rung luồn hơi bị cản trở hoàn toàn
D. cả A,B và C đều đúng.

93/ Hãy chọn cách miêu tả nguyên âm /i/
A. Nguyên âm hàng sau, không tròn môi
B. (*) Nguyên âm hàng trước, tròn môi
C. Nguyên âm hàng giữa, tròn môi
D. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi

94/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “mắt” và “mát” phân biệt nhau nhờ
A. âm sắc
B. cao độ
C. cường độ
D. (*) trường độ
95/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “nam” và “năm” phân biệt nhau nhờ
A. trường độ
B. cường độ
C. âm sắc
D. cao độ.
96/ Trong câu “I had bought this dictionary for Nam” có bao nhiêu âm tiết?
A. 9 âm tiết
B. (*) 10 âm tiết
C. 11 âm tiết
D. 12 âm tiết.
97/ “Đơn vị trừu tượng” là đặc điểm của
A. (*) âm vị
B. âm tố
C. âm tiết
D. hình vị
98/ “Chỉ bó hẹp trong ngôn ngữ” là đặc điểm của
A. Âm tố
B. (*) Âm vị
C. Âm tiết
D. Hình vị.

99/ Biến thể bị quy định bởi vị trí bối cảnh ngữ âm là gì?
A. Biến thể tự do
B. Biến thể ngẫu nhiên
C. (*) Biến thể kết hợp
D. Biến thể âm tố.

100/ Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là
A. Biến thể hình vị
B. Biến thể âm tiết
C. Biến thể âm tố
D. (*) Biến thể âm vị.
101/ Âm vị được thể hiện ra bằng các
A. (*) Âm tiết
B. Âm sắc
C. Âm tố
D. Hình vị.
102/ Những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng khu biệt nghĩa và dùng để cấu
tạo nên vỏ vật chất được gọi là gì?
A. Âm sắc
B. (*) Âm vị
C. Âm tố
D. Hình vị.
103/ Hình thức âm thanh của ngôn ngữ là
A. (*) Ngữ âm
B. Nguyên âm
C. Phụ âm
D. Âm tố.
104/ Kết quả của sự chấn động các phân tử không khí do một vật thể nhất định
nào đó tạo ra các dao động sóng âm.
A. (*) âm thanh ngôn ngữ
B. âm sắc
C. âm vị
D. âm tố.
105/ Sự chấn động nhanh hay chậm của các phân tử không khí trong các đơn vị
thời gian dùng để chỉ
A. (*) cao độ
B. cường độ
C. trường độ
D. âm sắc
106/ Trọng âm được tạo nên bởi
A. (*) cường độ
B. trường độ
C. âm sắc
D. cao độ.
107/ Cường độ của âm thanh thể hiện ở
A. (*) Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.
108/ Cao độ của âm thanh tùy thuộc vào
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. (*) tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.
109/ Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói là
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. (*) Độ dài của âm thanh
C. tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.


Ngân hàng câu hỏi Cơ sở văn hóa Việt Nam


Câu 1: Nhà của người Việt đựơc xây dựng trên những miền núi có địa khác nhau thì có sự khác nhau. Sự khác nhau đó có mục đích gì:
A. (*) Thích nghi với môi trường tự nhiên
B. Giữ gìn những công trình văn hoá truyền thống
C. Chiến thắng môi trường tự nhiên
D. Đối phó với lũ lụt

Câu 2: Ngôi nhà nào của người Chàm được xây dựng trước tiên trong khuôn viên?
A. (*) Nhà tục
B. Nhà lới
C. Nhà cặp đôi
D. Nhà bếp

Câu 3: Kích thước ngôi nhà việt truyền thông thể hiện ở:
A. Thước thợ
B. (*) Thước tầm
C. Thước dây
D. Thước lỗ ban

Câu 4: Ai là người sáng lập ra Đạo Gia?
A. Khổng Tử
B. Tăng Tử
C. Trang Tử
D. (*) Lão Tử

Câu 5: Từ nào được điền vào chổ trống:
………. là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. Khái niệm này thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên chở:
A. Văn vật
B. (*) Văn hiến
C. Văn hoá
D. Văn minh

Câu 6: Căn cứ theo nguồn gốc, các nền văn hoá phương tây thuộc loại hình văn hoá nào:
A. (*) Văn hoá du mục
B. Văn hoá nông nghiệp
C. Văn hoá đồng quê
D. Văn hóa công nghiệp

Câu 7: Phân biệt cửa sinh và cưa tử là một nét đặc trưng ngôi nhà truyền thống cua dân tộc nào?
A. Người Thái
B. Người Chăm
C. Người Tày
D. (*) Người Chăm Ninh Thuận

Câu 8: Một yếu tố văn hoá đặc thù được người việt bảo vệ ở thời Bắc thuộc; thể hiện sự tồn tại dân tộc và thể hiện bản sắc dân tộc:
A. Chữ viết
B. Lễ hội dân tộc
C. (*) Tiếng nói /Tiếng Việt
D. Tín ngưỡng dân gian

Câu 9: Mối quan hệ giữa con người và văn hoá được bộc lộ ở các khía cạnh?
A. Con người - sản phẩm của văn hoá
B. (*) Tất cả
C. Con người - chủ thể của văn hoá
D. Con người - đại biểu mang giá trị văn hoá của chính mình

Câu 10: Từ nào được điền vào chổ trống?
Văn hoá Việt nam là nền văn hoá……….. trong đa dạng
A. Đa tộc
B. Lúa nước
C. Nông nghiệp
D. (*) Thống nhất

Câu 11: Chọn luận điểm đúng.
A. (*) Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi kinh tế
B. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là do các cuộc thiên di thời cổ đại
C. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi văn hoá là sự trao đổi hàng hoá
D. Hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là sự trao đổi văn hoá là sự trao đổi vật phẩm tôn gi áo

Câu 12: Trong đời sống tư tưởng Việt nam từ thế kỷ nào thị có sự du nhập của Thiên chúa giáo, Kitô giáo?
A. Thế kỷ XV
B. Thế kỷ XII
C. Thế kỷ XVIII
D. (*) Thế kỷ XVI

Câu 13: Tác phẩm văn học nào được coi là tiểu thuyết đầu tiên của Việt nam viết bằng chữ quốc ngữ?
A. Tố Tâm
B. (*) Truyện thầy Lazarô phiền
C. Phan yên ngoại sử
D. Sống chết mặc bay

Câu 14: Người Việt xưng hô theo nguyên tắc nào?
A. (*) Xưng khiêm hô tôn
B. Trọng tình cảm
C. Cung kính khiêm nhường
D. Xưng hô Khiêm tốn

Câu 15: Mục đích của chế độ thi cử thời xư ở Việt nam:
A. (*) Tuyển chọn hiền tài
B. Cả ba
C. Tuyển chọn người giỏi văn
D. Truyền bá nho giáo

Câu 16: Nguyên nhân khiến người Việt Nam cực kỳ coi trọng việc giao tiếp?
A. (*) Tính cộng đồng làng xã nông nghiệ
B. Tính tự ti làng xã.
C. Tính thích tìm hiểu.
D. Tính rụt rè.

Câu 17: Lễ hội Chùa Hương, hội Phủ Giầy, hội Giáng Sinh thuộc loại lễ hội:
A. (*) Lễ hội tôn giáo và văn hóa
B. Lễ hội văn hóa
C. Lễ hội nghề nghiệp
D. Lễ hội tôn giáo

Câu 18: Hề chèo là nhân vật như thế nào?
A. Là nhân vật từ bi
B. Là nhân vật trữ tình
C. (*) Là nhân vật hài hước, châm biếm
D. Là nhân vật hóm hỉnh.

Câu 19: Đặc điểm lối chào của văn hóa giao tiếp người Việt Nam?
A. Phụ thuộc vào thời gian.
B. Theo khuôn mẫu chung.
C. (*) Phụ thuộc vào quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm.
D. Phân biệt kỷ lưỡng các lối chào.

Câu 20: Dạ cổ hoài lang được mệnh danh là "bản nhạc vua" của loại hình sân khấu cổ truyền nào của người Việt?
A. Hát xẩm
B. Chèo
C. Tuồng
D. (*) Cải lương

Câu 21: Một biểu tượng vật thể về chế độ mẫu hệ của người Ê Đê?
A. Nhà sàn
B. Nhà trệt
C. Đại gia đình
D. (*) Nhà dài

Câu 22: Trong câu "tháng 8 giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ", người Việt tôn ai là cha, ai là mẹ?
A. Liễu Hạnh và Ngọc Hoàng
B. Pháp Vân và Ngọc Hoàng
C. (*) Liễu Hạnh và Trần Hưng Đạo
D. Pháp Vân và Thạch Quang

Câu 23: Đàn đá, chiêng, cồng, trống cơm là những nhạc cụ thuộc:
A. Bộ tự thân vang
B. Bộ hơi
C. (*) Bộ gõ
D. Bộ dây

Câu 24: Người Ê Đê cư trú thành?
A. Xóm
B. Làng
C. Bản
D. (*) Buôn

Câu 25: Lễ Tam nguyên là lễ hội của:
A. Đạo mẫu
B. Nho giáo
C. Đạo giáo
D. (*) Phật giáo

Câu 26: Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Chém Tá, Lan Anh đẻ, là những lớp trò thuộc loại hình sân khấu cổ truyền nào của người Việt
A. Cải lương
B. Hát chèo
C. (*) Hát tuồng
D. Rối nước

Câu 27: Thành Hoàng là vị thần như thế nào?
A. Thần giữ của
B. (*) Thần bảo vệ làng
C. Thần bảo vệ di tích
D. Thần nghề nghiệp

Câu 28: Đơn vị quan trọng để cấu thành bộ khung nhà người Việt (Kinh) là:
A. Xà nóc
B. Khung sườn
C. (*) Vì kèo
D. Thượng lương

Câu 29: Sau khi làm nhà xong, người Việt thường có lễ cái sáo. "Sáo" là:
A. (*) Thước tầm
B. Thước thợ
C. Thước vải
D. Thước dây

Câu 30: Nhà mồ Tây Nguyên thường phải tuân theo một hướng nhất định là hướng nào?
A. Đông Bắc
B. Tây Nam
C. (*) Đông Tây
D. Đông Nam

Câu 31: Dân tộc nào ở nước ta có tục "kéo vợ"?
A. (*) Người Cờ Lao
B. Người Lô Lô
C. Người Hà Nhí
D. Người Sila

Câu 32: Lễ pơ thi ( bỏ mả ), lễ cúng giằng và tục đâm trâu là những lễ hội đặc trưng của vùng văn hoá nào của nước ta?
A. Vùng Bắc Bộ
B. Vùng Tây Bắc
C. (*) Vùng Tây Nguyên
D. Vùng Việt Bắc

Câu 33: Biểu tượng của văn hoá ChămPa thuộc lĩnh vực kiến trúc ?
A. Tượng thần SiVa
B. Lăng mộ
C. (*) Tháp/Kalan
D. Linga

Câu 34: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Cầu, Sông Kỳ Cùng, Hồ Ba Bể gắn nối vùng đất / vùng văn hoá nào của nước ta?
A. (*) Vùng Việt Bắc
B. Vùng Trung Bộ
C. Vùng Tây Bắc
D. Vùng Nam Bộ

Câu 35: Thiên Y A Na ( Pô-I- Nu- Narga) là Thần Mẹ của dân tộc nào trên đất nước ta ?
A. (*) Người Chăm
B. Người Chu Ru
C. Người Gia Rai
D. Người Raglai

Câu 36: Nội dung Tết đoan ngọ của người Việt?
A. Cúng hành khiển thần
B. (*) Diệt trừ sâu bọ, xua đuổi bệnh tật.
C. Giỗ khuất nguyên
D. Hái thuốt nam để dành chưc bệnh.

Câu 37: Kinh rạch và cầu tre là biểu tượng của làng Việt ở vung đat nao của nước ta ?
A. Vùng duyên hai trung bộ
B. Vùng bắc bộ
C. Vùng trung bộ
D. (*) Vùng Nam bộ

Câu 38: Tộc người nào ở nước ta cho rằng trong con người có tất cả 80 hồn; và người chết không biến mất và trở về sống ở bản của tổ tiên ?
A. Người GiẻTriêng
B. (*) Người Thái
C. Người KhơMe
D. Người Hrê

Câu 39: Tên một lễ hội nông nghiệp đặc trưng ở vùng việt Bắc ?
A. Lễ hội Nàng hai
B. (*) Lễ hội Lung Tùng
C. Lễ hội Hang Bua
D. Lễ hội cúng trăng

Câu 40: Xuồng ba lá, Ghe tam bàn là những phương tiện đi lại và vận chuyển thuộc vùng đất nào ở nước ta?
A. Vùng Trung bộ
B. Vùng Nam trung bộ
C. Vùng Thăng Long
D. (*) Vùng Nam bộ

Câu 41: Vùng văn hoá nào của nước ta mà sinh hoạt hội chợ đựơc coi như một sinh hoạt văn hoá đặc thù?
A. Vùng Tây Nguyên
B. (*) Vùng Việt Bắc
C. Vùng Tây Bắc
D. Vùng Tây Ninh

Câu 42: Hát Chầu văn, Hát bóng liên quan đến liên quan đến hình thái tính ngưỡng nào của người việt?
A. Thờ thiên Thần
B. (*) Thờ Mẫu
C. Thờ thuỷ thần
D. Thờ Phồn Thực

Câu 43: Váy, xửa cơm ( áo ), khăn piêu là trang phục của phụ nữ dân tộc nào ở nước ta?
A. Người La Chí
B. Người Lô Lô
C. Người La Ha
D. (*) Người Thái

Câu 44: "Nương - Phai - Lái - Lịn" là những biểu tượng của văn hoá nông nghiệp của dân tộc nào ở vùng văn hoá Tây bắc ?
A. Người Tày
B. (*) Người Thái
C. Người Lự
D. Người Nùng

Câu 45: Tháp pônagar ở Nha Trang thờ ai?
A. Thần Si Va
B. Thánh mẫu người Việt
C. (*) Thánh mẫu người Chăm
D. Thần tài lộc ( Kubêra )

Câu 46: Vùng văn hoá nào của nước ta mà trong suốt quá trình lịch sử trở thành " phên dậu" của Đại việt chống lại mưu đồ thôn tính và đồng hoá phong kiến Phương bắc?
A. Vùng Tây Bắc
B. (*) Vùng Việt Bắc
C. Vùng Thăng long
D. Vùng Trường sơn Tây nguyên

Câu 47: Một biểu tượng của nghi lễ trong cá dịp hỏi, cưới, đám tang, cúng giỗ, của . Người việt là?
A. Trầu và bánh bèo
B. (*) Trầu và Cau
C. Cau và thuốc lào
D. Trầu và nước

Câu 48: Dân tộc nào của nước ta cho rằng Trống là Mặt trời-tính nam, Cồng chiêng là Mặt trời- tính nữ ?
A. Người Khơmú
B. Người Mnông
C. Người lô
D. (*) Người Êđê

Câu 49: Các biểu tượng tiêu biểu và tương đối phổ biến của làng Việt là gì ?
A. Đình, đền , chùa, miếu
B. Đình Làng, luỹ tre, cổng làng
C. Đình, điếm canh , chùa
D. (*) Đình làng, bến nước , cây đa

Câu 50: Nội dung ý nghĩa lễ trừ tịch trong đêm giao thừa của người Việt?
A. (*) Cúng chúng sinh, hành khiển thần
B. Cúng Thổ thần
C. Cúng hành khiển thần
D. Cúng chúng sinh



CHƯƠNG 1
1/ “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. (*) Trần Ngọc Thêm.
D. Phan Ngọc

2/ “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. (*) Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. UNESCO
D. Phan Ngọc

3/ “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng.Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.”  là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Trần Ngọc Thêm
B. Hồ Chí Minh
C. Tylor
D. (*) Phan Ngọc.

4/ Nội dung đinh nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì?
A. Văn hóa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và con người

D. (*) Văn hóa và cá nhân.

5/ “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào?
A. Châu Á, Châu Âu. châu Úc.
B. Châu Á, châu Phi, châu Âu.
C. (*) Châu Á, Châu Phi, châu Úc.
D. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ.

6/ Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau?
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. (*) Chức năng giáo dục.

7/ Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. (*) Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội.

8/ Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với con người?
A. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. (*) Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

9/ Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa ?
A. Tính lịch sử
B. (*) Tính giá trị

C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

10/ Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?
A. Tính lịch sử
B. (*) Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính hệ thống.

11/ Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A. (*) Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử.

12/ Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người.
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. (*) Tính giá trị
D. Tính lịch sử.

13/ Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển ?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. (*) Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục.

14/ Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. (*) Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

15/ Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ.
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội.
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa.
D. (*) Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội.

16/ Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. (*) Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử .

17/ Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế ?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. (*) Văn minh.

18/ Xét về tính giá trị , sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển  còn văn hóa có bề dày lịch sử.
C. (*) Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

19/ Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là :
A. (*) Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn hóa
D. Văn vật.

20/ Văn vật là khái niệm:
A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
C. (*) Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế

21/ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam ?
A. (*) Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
D. Bản sắc chung của văn hóa

22/ Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến:
A. Sức khỏe, thức ăn
B. (*) Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ
C. Địa lý
D. Tính cách của họ.

23/ Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. (*) Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm.
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

24/ Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ
B. (*) Trung Hoa

C. Mỹ
D. Pháp.

25/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì?
A. Điều kiện địa lý
B. Điều kiện sinh sống
C. (*) A và B đúng.

26/ Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:
A. (*) Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống…
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách,...

27/ Đặc điểm nào sau đây k hông phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
C. (*) Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh.

28/ Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?
A. Linh hoạt.
B. Trọng tình cảm
C. (*) A và B đúng.

29/ Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là:
A. (*) Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử.

30/ Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:
A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
B. (*) Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm.
C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm.
D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm.

31/ Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. (*) Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu.
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa.

32/ Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào?
A. 1890
B. (*) 1892
C. 1872
D. 1876.

33/ Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:
A. (*) Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt.
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ.

34/ Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục là
A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng.
B. (*) Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân.
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa.
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa.

35/  Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ:
A. (*) Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ.
B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ.
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật.
D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nông nghiệp.

36/  Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi:
A. (*) Môi trường địa lí → điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
B. Điều kiện sống → môi trường địa lý → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
C. Điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội→ các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc.
D. A, B, C đều sai.

37/ Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam:
A. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư
B. (*) Thiên về cảm tính, sống định cư
C. Thiên về lý tính, sống định cư
D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư.

38/ Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân
B. Quyết đoán, dân chủ, trọng cá nhân
C. (*) Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể
D. Linh hoạt, độc đoán, trọng tập thể.

39/  Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:

A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể
B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ.
C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, thiên về cảm tính
D. (*) Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó.

40/ “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy” , chỉ mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. (*) Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.

41/ “Mỗi hệ thống xã hội - văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự hình thành nhân cách”, đề cập mối quan hệ:
A. (*) Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng.

42/ “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã hội - văn hóa”, đề cập đến mối quan hệ:
A. Văn hoa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và cộng đồng.
D. (*) Văn hóa và con người.

43/ “Mỗi hệ thống văn hóa có những đinh hướng riêng của mình, hình thành trong lịch sử, tạo nên tính chỉnh thểm tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy” là phát biểu của ai?
A. (*) Chu Xuân Diên
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm
D. Phan Ngọc.

44/ Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiên là nói đến:
A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.
C. (*) A và C đúng.
D. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.

45/ Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:
A. (*) Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người.
B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên.
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy.
D. A và B đúng.

46/ Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các thành tố chính là:
A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học
B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần
D. (*) Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật.

47/ Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A. Một cấu trúc
B. (*) Một hê thống
C. Một đối tượng
D. Một vật thể.

48/ Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. (*) Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa
D. Xác định chức năng văn hóa.

49/ Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ:
A. Văn hóa và cá nhân
B. Văn hóa và xã hội
C. (*) Văn hóa và tự nhiên
D. Văn hóa và con người.

50/ Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A. Tính linh hoạt
B. (*) Tính tổng hợp
C. Tính cộng đồng
D. Tính lưỡng phân.

51/ Xác định loại hình kinh tế - văn hóa dựa trên:
A. (*) Môi trường địa lý tự nhiên
B. Phong tục, tập quán

C. Sự phân bố dân cư
D. Giao thoa văn hóa.

52/ Khu vực lịch sử văn hóa hình thành do:
A. (*) Mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử giữa các dân tộc.
B. Kiến tạo địa lý
C. Điều kiện sống tự nhiên
D. Giao lưu văn hóa.

53/ Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là :
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
B. Thói cào bằng, đố kỵ.
C. (*) Thói tùy tiện
D. Thói bè phái.

54/ Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. (*) Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

55/ Tín ngưỡng, phong tục... là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. (*) Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

56/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào ?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. (*) Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

57/ Triết lý âm dương chủ yếu thuộc về lĩnh vực:
A. (*) Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tâm linh
C. Văn hóa tổ chức
D. Văn hóa ứng xử.

58/ Thời gian văn hóa được xác định:
A. Từ lúc con người sinh ra đến con người mất đi
B. Điều kiện môi trường địa lý
C. (*) Từ lúc nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi
D. Không có đáp án đúng.

59/ Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Indonésien
B. (*) Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.

60/ Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ ?
A. (*) Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid.

61/ Chủng Nam Á chính là chủng?
A. Nam Đảo
B. (*) Bách Việt
C. Cổ Mã Lai
D. A và B đều đúng.

62/ Chủng Nam Á gồm các nhóm:
A. (*) Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái; Mèo - Dao.
B. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái.
C. Môn - Khmer, Việt - Mường; Tày - Thái;Chàm - Dao.
D. Môn - Khmer, Việt - Mường; Chàm - Thái; Mèo - Dao.

63/ Nhóm Chàm gồm các dân tộc:
A. Chàm, Raglai, Dao, Chru
B. Chàm, Raglai, Hmong, Êđê
C. Chàm, Raglai, Thái,H’ Mông.
D. (*) Chàm, Raglai, Êđê, Chru.

64/ Chủng Austronésien còn gọi là nhóm Nam Đảo, chủ yếu là nhóm:
A. Nhóm Việt - Mường
B. Môn - Khmer
C. (*) Nhóm Chàm
D. Nhóm Dao - Thái.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

65/ Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian :
A. 2000 năm trước Công nguyên
B. 1000 năm trước Công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. (*) Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII).

66/ Việt Nam nằm trong phạm vi văn hóa nào?
A. Đông Nam Á cổ
B. Đông Nam Á lục địa
C. (*) Văn hóa Bách Việt
D. A và C đều đúng.

67/ Không gian văn hóa phương Bắc cổ đại thuộc vùng:
A. (*) lưu vực sông Hoàng Hà.
B. Lưu vực sông Mê Kông
C. Lưu vực sông Dương Tử
D. Lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long.

68/ Không gian văn hóa phương Nam (Đông Nam Á) thuộc lưu vực sông:
A. Sông Dương Tử.
B. Sông Hồng, sông Mã
C. Ven biển miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long
D. (*) Cả A, B, C.

69/ Việt Nam là giao điểm của các nền văn hóa:
A. Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ.
B. Trung Hoa, phương Tây
C. (*) Trung Hoa, phương Tây và Ấn Độ.
D. Trung Hoa, Mỹ, Hàn Quốc.

70/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:
A. (*) Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

71/ Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn...
B. (*) Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng.

73/ Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong
quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Văn hóa Trung Bộ
B. (*) Văn hóa Nam Bộ
C. Văn hóa Bắc Bộ
D. Văn hóa Việt Bắc.
74/ Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần
gũi với văn hóa Đông Sơn nhất ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. (*) Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
75/ Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn
hóa, văn minh của dân tộc Việt ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. (*) Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. Văn hóa Nam Bộ.
76/ Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào ?
A. (*) Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
77/ Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của
văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?
A. Văn hóa Nam Bộ
B. Văn hóa Bắc Bộ
C. Văn hóa Tây Nguyên
D. (*) Văn hóa Tây Bắc.
78/ Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào ?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. (*)  Văn hóa Việt Bắc
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
79/ Trong đời sống tâm linh, người Tây Bắc coi trọng, tôn thờ:
A. Thần lửa
B. Thành hoàng
C. Thổ công
D. (*) Thần nước.
80/ Hình ảnh “con thuồng luồng” trong đời sống tâm linh của người Tây Bắc là
biểu tượng của:
A. Thần rắn
B. Thần rồng
C. (*) Thần nước
D. Thần mây.
81/ Vải chàm là loại vải được sử rộng rãi ở vùng nào?
A. Tây Bắc
B. (*) Việt Bắc
C. Tây Nguyên
D. Nam Bộ.
82/ Hai truyện thơ nổi tiếng “Tiễn dặn người yêu” và “Tiếng hát làm dâu” tiêu
biểu cho vùng văn hóa nào?
A. (*) Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Việt Bắc
D. Nam Bộ.
83/ Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc
khu vực văn hóa nào sau đây ?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. (*)  Bắc Bộ
D. Đông Bắc.
84/ Đặc điểm của vùng văn hóa Bắc Bộ là:
A. Văn học dân gian và văn học bác học giữ vai trò qaun trọng trong nền văn
hóa Việt Nam
B. Văn hóa Việt với những giai đoạn Đông Sơn, Đại Việt, Việt Nam nối tiếp
phát triển
C. Loại hinh nghệ thuật ca hát dân gian rất đa dạng.
D. (*) Cả A, B, C
85/ Tôn thờ mẹ Lúa (thần Lúa) là đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm linh của
người:
A. Bắc Bộ
B. Tây Bắc
C. (*) Tây Nguyên
D. Nam Bộ.

86/ Theo GS.Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành :
A. (*) 3 lớp - 6 giai doạn văn hóa
B. 6 lớp - 3 giai doạn văn hóa
C. 4 lớp - 3 giai doạn văn hóa
D. 4 lớp - 6 giai doạn văn hóa
87/ Các lớp lịch sử văn hóa Việt Nam bao gồm:
A. Lớp văn hóa tiền sử, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây.
B. (*) Lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây.
C. Tiền sử - Chống Bắc thuộc - giao lưu với Pháp
D. Bản địa - Trung Hoa - Nhật Bản.
88/ Các giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam là:
A. Tiền sử - Văn Lang - Âu Lạc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại
B. Bản địa - Văn Lang - chống Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam.
C. (*) Tiền sử - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
D. Bản địa - Văn Lang, Âu Lạc - Bắc thuộc - Đại Việt - Đại Nam - hiện đại.
89/ Thời kỳ 938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa
Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. (*) Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
90/ Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn
hóa Việt Nam ?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. (*) Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt.
91/ Lớp văn hóa bản địa là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào ?
A. (*) Giai đoạn văn hoá tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc và giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc
thuộc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt và giai đoạn văn hóa Đại Nam.
92/ Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là :
A. Kỹ thuật luyện kim đồng
B. Kỹ thuật luyện sắt
C. Chế tạo đồ gồm
D. (*) Nông nghiệp lúa nước.
93/ “Ngôn ngữ truyền miệng trở thành công cụ duy nhất dùng để bảo lưu và
chuyển giao văn hoá dân tộc” là đặc điểm của giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa Đại Việt
B. Văn hóa Đại Nam
C. (*) Văn hóa chống Bắc thuộc
D. Văn hóa tiền sử.
93/ Chữ Nôm hình thành vào giai đoạn văn hóa:
A. Văn Lang- Âu Lạc
B. Đầu chống Bắc thuộc
C. (*) Đầu Đại Việt
D. Đầu Đại Nam
94/ Văn hóa Việt với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. Đông Sơn - Hòa Bình - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
B. Hòa Bình - Đông Sơn - Đại Việt - Việt Nam
C. (*) Đông Sơn - Đại Việt - Đại Nam - Việt Nam
D. Đông Sơn - Đại Nam - Đại Việt - Việt Nam
95/ Văn hóa Đông Sơn với những giai đoạn nối tiếp gồm:
A. (*) Núi Đọ - Sơn Vi - Hòa Bình - Đông Sơn
B. Núi Đọ - Hòa Bình - Sơn Vi - Đông Sơn
C. Núi Đọ - Hòa Bình - Sa Huỳnh - Đông Sơn
D. Núi Đọ - Óc Eo - Sa Huỳnh - Đông Sơn.
96/ Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là :
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. (*) Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt.
97/ Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. (*) Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc .
98/ “Chăn nuôi gia súc làm thức ăn, phương tiện chuyên chở hàng hóa, kéo
cày” là đăc trưng văn hóa của:
A. Văn hóa Sa Huỳnh
B. Văn hóa Óc Eo
C. Văn hóa Đồng Nai.
D. (*) Văn hóa Đông Sơn.
99/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. nghề buôn bán bằng đường biển khá phát triển.
C. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt đạt đến trình độ cao.
D. (*) Kĩ thuật đúc đồng thau (trống đồng Đông Sơn).
100/ Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn là:
A. Phương tiện đi lại đường thủy (tàu, bè, mạng).
B. Tín ngưỡng phồn thực, sùng bái tự nhiên, thờ tổ tiên, các vị anh hùng.
C. Giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc, bộ lạc.
D. (*) A, B, C đều đúng.
101/ Đặc trưng văn hóa Đông Sơn:
A. Sinh sống ở nhà sàn hình mai rùa (tre, nứa, lá…)
B. Chữ viết: chữ khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi).
C. Phong tục: nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
D. (*) A, B, C đều đúng.

102/ Phát biểu nào sau đây đúng?
A. (*) Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Bắc là quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.
B. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Đông Sơn miền Nam là
quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu
tiên của người Việt cổ.
C. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Hòa Bình miền Bắc là quá
trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.
D. Qúa trình phát triển và hình thành của văn hóa Núi Đọ miền Bắc là quá
trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên
của người Việt cổ.

103/ Văn hóa Sa Huỳnh tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. (*) Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. Đầu CN - thế kỉ VI.

104/ Đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh là:
A. Hình thức mai táng bằng mộ chum.
B. Chủ động khai phá, cải biến tự nhiên.
C. Dấu vết của yếu tố rừng và biển rất phổ biến.
D. (*) Cả A, B, C đều đúng.

105/ Văn hóa Đồng Nai tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Đầu CN - thế kỉ XV
B. Đầu CN - thế kỉ X
C. Đầu CN - thế kỉ XII
D. (*) Đầu CN - thế kỉ VI.
106/ Đặc trưng của văn hóa Đồng Nai:
A. Nghề nông, thủ công phát triển.
B. Thành tựu văn hóa đặc trưng: bộ đàn đá.
C. Ngành nghề phổ biến : trồng lúa cạn, làm nương rẫy, săn bắn.
D. (*) A, B, C đều đúng.
107/ Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam
Á được hình thành từ :
A. (*) Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới.
108/ Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc
là :
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương
Bắc.
B. (*) Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
109/ Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào
Việt Nam vào giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. (*) Giai đoạn văn hóa Đại Nam.
D. Giai đoạn văn hóa hiện đại

110/ Đỉnh cao văn hóa Lý - Trần và Hậu Lê thuộc giai đoạn văn hóa nào?
A. Văn hóa chống Bắc thuộc
B. (*) Văn hóa Đại Việt
C. Văn hóa Đại Nam
D. Văn hóa hiện đại



Phần mềm sinh test chấm Themis bằng Python

  Cấu trúc file bài làm Bài làm như bài thường làm chỉ thay tên file input bằng biến fi và thay tên file output bằng biến fo Tên file bài là...